Con bạn gặp khó khăn trong việc hiểu bài học ở trường, mặc dù chúng đã theo dõi và nghe cô giáo giảng giải trên lớp?
Con bạn thường bị điểm dưới trung bình mặc dù con đã học hành chăm chỉ và nghiêm túc ở nhà?
Con bạn có thường gặp khó khăn khi làm theo hướng dẫn hoặc hướng dẫn có nhiều bước không?
NẾU CÓ, con bạn có thể là đứa trẻ TIẾP THU CHẬM.
Tuy nhiên, bạn đừng quá hoang mang. Bởi lẽ, tiếp thu chậm không phải là một khuyết tật trong học tập. Nếu được dạy đúng cách, trẻ sẽ gặt hái được nhiều thành công đáng kinh ngạc. Để có được điều đó, bạn hãy tham khảo 9 cách dạy học sinh tiếp thu chậm đơn giản mà hiệu quả dưới đây.
Thế nào là học sinh tiếp thu chậm? 10 đặc điểm của học sinh tiếp thu chậm
Học sinh tiếp thu chậm là học sinh có thành tích thấp (dưới mức trung bình so với mặt bằng chung) trong một hoặc tất cả lĩnh vực học tập. Nhưng không được xếp vào nhóm trẻ chậm phát triển trí tuệ.
Học sinh học chậm hoặc tiếp thu chậm thường không được phát hiện kịp thời vì chúng không có biểu hiện bất thường về phát triển có thể thấy ở trẻ chậm phát triển trí tuệ. Chúng đơn giản chỉ là học sinh gặp khó khăn trong vấn đề học tập.
Dưới đây là 10 đặc điểm của học sinh tiếp thu chậm:
- Khả năng nhận thức dưới mức trung bình. Tình trạng này khiến con gặp nhiều trở ngại hoặc chậm trễ trong việc suy nghĩ và tiếp thu bài giảng.
- Thành tích học tập trung bình dưới mức xếp hạng trung bình.
- Khả năng bắt kịp các bài học chậm.
- Chưa bao giờ thích thú với việc học tập.
- Hoàn thành các bài tập trên lớp muộn hơn so với các bạn.
- Có xu hướng gặp khó khăn khi làm theo các hướng dẫn nhiều bước hoặc phức tạp.
- Có tính cách nhút nhát, ít nói, thiếu tự tin, rút lui khỏi môi trường xã hội… nên khó kết bạn.
- Có trí nhớ đầy đủ, nhưng nhớ chậm
- Làm chủ một kỹ năng từ từ và đối với một số khả năng, học sinh thậm chí không thể thành thạo
- Kỹ năng phối hợp hạn chế (chẳng hạn như thể thao, sử dụng đồ dùng học tập hoặc mặc quần áo)
Đọc thêm: Phương Pháp Nhớ mọi thứ Một cách Dễ dàng
Những thách thức mà học sinh tiếp thu chậm phải đối mặt là gì?
Bị bỏ lại ở phía sau
Việc học trên lớp thông thường tập trung vào việc đạt được các kỹ năng mới trên các khái niệm đã học trước đó. Khi phần lớn học sinh học với tốc độ nhanh hơn, thì một học sinh học chậm có xu hướng bị bỏ lại phía sau.
Điều này tạo ra khoảng trống kiến thức về các khái niệm và kỹ năng cơ bản. Từ đó, giảm khả năng hiểu trong nhiều bài học khác nhau.
Khó hòa đồng, gắn kết với bạn bè
Học sinh tiếp thu chậm không chỉ phải đối mặt với những thách thức về giáo dục mà còn cả những thách thức về xã hội và cá nhân.
Do không phù hợp với tốc độ học tập của các bạn cùng lớp. Trẻ có thể coi mình kém hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự tự tin và lòng tự trọng của chúng. Thậm chí trẻ cảm thấy khó gắn kết hơn với bạn bè và thường bị loại khỏi các hoạt động ngoại khóa, thể thao hoặc các hoạt động tập thể khác
Lo lắng, tự ti và có hình ảnh tiêu cực về bản thân
Tất cả những tình trạng trên nếu không được khắc phục kịp thời sẽ khiến trẻ ngày càng lo lắng, tự ti và dần hình thành nên những suy nghĩ, hình ảnh tiêu cực về bản thân.
9 Cách dạy học sinh tiếp thu chậm đơn giản mà hiệu quả
Học sinh tiếp thu chậm cần nhiều thời gian hơn, lặp lại kiến thức nhiều lần hơn, và cần nhiều nguồn lực hơn từ gia đình, nhà trường để thành công.
Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy e ngại về tốc độ học tập của con mình và tạo áp lực cho con. Đây là một hành động sai lầm! Bởi lẽ, việc bạn thiếu kiềm chế, quát mắng hoặc đưa ra những phản hồi tiêu cực sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình học tập của trẻ, thậm chí, chúng sẽ tự ám thị mình là một đứa trẻ học dốt, học kém.
Có rất nhiều cách để giúp một học sinh tiếp thu chậm cải thiện tốc độ học, hiểu bài. Dưới đây là một số phương pháp đơn giản, hiệu quả mà bạn có thể áp dụng tại nhà.
- Hướng dẫn trực tiếp
Hiểu một các đơn giản, hướng dẫn trực tiếp là dạy học sinh chính xác những gì chúng cần học. Thay vì để con phải đoán hoặc đấu tranh để tìm ra cách giải một bài toán hoặc đánh vần một từ khó, thì bạn hãy hướng dẫn trực tiếp từng bước một để con dễ hình dung và tiếp thu bài học hơn.
- Hướng dẫn tăng dần
Là hướng dẫn từ những bước cơ bản nhất đến nâng cao. Với các tiếp cận này, học sinh có thể leo lên đỉnh của nấc thang học tập từng bước một, và gặt hái được thành công mà không gặp quá nhiều khó khăn trong suốt quá trình học.
Việc tách biệt này giúp trẻ tiến bộ nhanh hơn, nắm vững kiến thức cơ bản hơn trước khi dành nhiều thời gian hơn cho việc học và tiếp thu kiến thức nâng cao.
- Hướng dẫn đa giác quan
Là phương pháp mà các giác quan như: thị giác, thính giác, xúc giác… được vận dụng để học thông tin mới. Học sinh học tốt nhất khi chúng có thể nhìn thấy một khái niệm khi nó được giải thích, lắng nghe về nó, và sau đó thực hiện nó bằng các hoạt động thực hành thì trẻ sẽ dễ dàng học và lưu giữ thông tin mới hơn.
Xem thêm: 6 mật mã vàng cho bộ não siêu đẳng
- Sử dụng ví dụ trực quan gắn liền với bài học
Một bức tranh, một hình vẽ minh họa hay một câu chuyện đều có thể được sử dụng như một ví dụ trực quan gắn liền với bài học.
Ví dụ, nếu bạn sử dụng hình ảnh minh họa để dạy học:
- Với những học sinh nhỏ tuổi, bạn có thể giúp trẻ tiếp thu tốt hơn bằng cách yêu cầu trẻ nhớ lại các nhân vật trong hình ảnh mà chúng vừa học.
- Với những học sinh lớn hơn, bạn có thể sử dụng “chiến thuật” yêu cầu trẻ tóm tắt lại nội dung, sự kiện đã diễn ra trong hình ảnh.
Thông qua phương pháp này, trẻ sẽ tự tổ chức, sắp xếp, suy nghĩ về bài học.
- Dạy một nội dung vào một thời điểm
Khi bạn đổ quá nhiều thông tin vào “phễu” dẫn đến não của học sinh, trí nhớ của chúng chỉ có thể tiếp nhận một lượng thông tin nhất định. Số còn lại sẽ “trào” ra ngoài.
Do đó, dạy một nội dung vào một thời điểm đồng nghĩa với việc bạn tôn trọng những hạn chế đối với trí nhớ ngắn hạn của con bạn. Đồng thời, cho phép các khái niệm, kỹ năng được lưu trữ tốt hơn, dễ dàng hơn trong trí nhớ ngắn hạn. Và điều đó giúp cho việc học tập ý nghĩa hơn.
- Chia nhỏ bài học thành nhiều phần
Một chiếc bánh gato có thể học sinh A ăn hết, nhưng với học sinh B là không thể. Tương tự như vậy, một lượng kiến thức nhất định không phù hợp với tất cả mọi đứa trẻ. Vì vậy, việc chia bài học thành các phần nhỏ sẽ tốt hơn nhiều học một bài dài với lượng kiến thức khổng lồ.
Đối với bài học ngắn, sự chú ý của học sinh ít bị lung lay và chúng sẽ thấy rằng mình thực sự có thể hoàn thành và tiếp thu nhiều kiến thức hơn.
- Khuyến khích sự tương tác và giao tiếp bằng miệng
Những học sinh tiếp thu chậm thường thiếu tự tin trong cả giao tiếp. Vì vậy, hãy khuyến khích trẻ nói lên suy nghĩ của mình về nội dung bài học, hoặc cùng trẻ thảo luận về nội dung bài học đó. Thông qua đó, bạn vừa có thể hiểu được tâm sinh lý của trẻ, vừa có thể giúp con củng cố kiến thức học tập.
- Nghỉ giải lao giúp tái tạo trí nhớ
Những học sinh tiếp thu chậm thường tỏ ra không quan tâm đến việc học, vì việc học đối với chúng không có sức lôi cuốn. Nếu thời gian học quá dài, tâm trí của chúng sẽ bị tắc nghẽn bởi những thông tin mà không có thời gian để thư giãn. Điều này dẫn đến kết cục là chúng càng chán ghét cái “sự học”.
Do đó, nếu bạn muốn mỗi buổi học thực sự hiệu quả và thú vị, hãy tạo những khoảng thời gian nghỉ giải lao để giúp trẻ nạp lại năng lượng tinh thần đã mất của trẻ và hỗ trợ tái tạo trí nhớ.
Đọc thêm: Phương pháp đọc sách siêu tốc và Quy trình học tập thông minh
- Sức mạnh của những lời động viên
Trong những thăng trầm của guồng quay hàng ngày, đôi khi chúng ta quá tập trung vào việc dạy dỗ và cải thiện con em mình mà quên mất việc khuyến khích chúng. 8 phương pháp học ở trên đã rất hiệu quả rồi, nhưng chúng sẽ càng phát huy hiệu quả hơn nữa khi bạn đưa ra những lời khen đúng lúc, kịp thời cho con.
Khi học sinh bị điểm kém hoặc thành tích không tốt, đừng trừng phạt, quở trách, chê bai hay những lời lẽ khiến chúng xuống tinh thần. Thay vào đó, hãy đưa ra những lời động viên và truyền cảm hứng để con tiếp tục có động lực trong học tập.
Lời kết
Trên đây là 9 cách dạy học sinh tiếp thu chậm đơn giản mà hiệu quả cha mẹ có thể áp dụng tại nhà. Trên hết, cha mẹ luôn phải nhớ rằng, chìa khóa để khắc phục tình trạng trẻ tiếp thu chậm là phải kiên nhẫn, kiên định và tiếp tục cố gắng hết lòng để giáo dục trẻ.
Nếu bạn muốn con bạn cải thiện kết quả học tập một cách rõ ràng thì “Siêu trí nhớ học đường” chính là một nguồn tài nguyên vô giá. Khóa học tương tác này dành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12, tiết lộ bí mật của trí nhớ và giải thích cách bất kỳ người trẻ nào có thể học để vượt qua các bài kiểm tra và kỳ thi một cách hiệu quả. Đồng thời, phát triển trí tưởng tượng, tăng cường khả năng sáng tạo và khơi dậy sự tự tin trong tư duy của người học.
Giảng viên của khóa học là thầy Nguyễn Phùng Phong – người đã phát triển trí nhớ tuyệt vời của mình khi còn đi học và sử dụng nó để vượt qua những kỳ thi một cách tốt nhất. Với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy ở lĩnh vực trí nhớ, tiếp xúc với những trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt cho đến những trẻ có Năng khiếu và Tài năng, ông hiểu được sức mạnh trí nhớ của trẻ em nằm ở đâu và cách hoạt động bộ nhớ của trẻ.
Còn gì tuyệt vời hơn bằng việc tạo cho trẻ thói quen ghi nhớ phù hợp ngay từ sớm và những kỹ năng này sẽ tồn tại suốt đời. Khóa học “Siêu trí nhớ học đường” cho phép trẻ khai thác sức mạnh thực sự của trí nhớ và đưa chúng đi đúng hướng để đạt được toàn bộ tiềm năng của mình.
Mã giảm giá khóa học UNICA mới nhất | 11 câu hỏi thường gặp về mã giảm giá UNICA